0
Tin tức

Câu chuyện bắt vợ của người dân tộc Mông

Câu chuyện bắt vợ của người dân tộc Mông


Hôm nay, Hà Giang Trẻ sẽ kể tiếp những câu chuyện trong “Đời sống hôn nhân của người Mông”. Một vài câu chuyện có thật về việc BẮT VỢ được anh Nguyễn Mạnh Tiến ghi lại trong quá trình điền dã dân tộc học.

Câu chuyện bắt vợ số một:

Vua Mèo Vương Chí Sình thuở xưa quyền lực một thời. Ông có một người em trai thích một cô gái người Lô Lô, bèn đến bắt về làm vợ. Bà mẹ cô gái Lô Lô không đồng ý, đến dinh Vua Mèo kiện đòi thả tự do cho con gái. Bà liền bị lính Vua Mèo bắt trói treo lên cây đánh một trận nên thân.

Thả ra, thoát chết, bà già tội nghiệp hoảng sợ bỏ hẳn về bản không dám kiện cáo gì nữa. Con gái bà như thế bị tục bắt vợ trói buộc cuộc đời.

Bình luận: Đây chính là hủ tục tàn nhẫn nhất đối với tự do tình yêu người phụ nữ H’mông truyền thống. Đẳng cấp cai trị Hmông ở chỗ này dựa vào quyền lực gây nên tội ác với người dân lành vô tội. Mị trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài chính là rơi vào trường hợp khổ đau này.

Câu chuyện bắt vợ số hai:

Hồi cụ Ma Khái Sò khoảng 15 tuổi (vậy là khoảng năm 1939), ở Thái An, có một cô gái tên Lý Thị Mai đã có tuổi mà chưa chịu lấy chồng. Một lần, có hai, ba người con trai đợi cô ra nương rình mà bắt cô về, sau đó làm đám cưới. Nhưng cô gai này quyết tâm không chịu, bởi lý do, người đàn ông ấy đã không tự mình đến bắt cô mà nhờ người khác. Cô cho như 1 không tôn trọng mình. Trong đám cưới, cô rút trong bếp lò một thanh củi đang cháy đỏ lửa, đứng phắt dậy, cô chỉ thanh củi vào mặt mọi người mà tuyên bố quyết liệt: – Đứa nào mà ép tao lấy chồng, tao đốt nhà. Mọi người thấy tình thế căng thẳng quá, đành chịu thua cô gái. Và cô gái được ra về tự do. Đến khoảng năm 1943, cô mất, thọ khoảng 60 tuổi.

Bình luận: câu chuyện về Lý Thị Mai, ta gặp lại cá tính quyết liệt, lòng tự trọng cao độ và nổi loạn rất quen thuộc của người Mông trong hành vi phản kháng đầy táo bạo của cô gái. Người phụ nữ như thế, có một quyền tự chủ rất lớn để có thể tự quyết định lấy số phận của Câu chuyện bắt vợ số ba:

Khoảng năm 1947, có bốn người lạ đến bắt một người đàn bà góa rất đẹp gái tên là Hầu Thị Dua ở Thái An về Lũng Hồ làm vợ. Cô về làm vợ người ta được hai năm. Sau, thấy sống ở nhà chồng có nhiều chuyện không như ý, cô sầu não mà tự vẫn. Năm cô mất, mới chỉ 25 tuổi đời.

Bình luận: câu chuyện về Hầu Thị Dua là một bi kịch của tục bắt vợ. Đồng thời, ta gặp lại ở đây một hành động mang căn cước tộc người, một lối nổi loạn chống lại số phận khác kiểu Mông: bế tắc thì tự vẫn.

 

Bắt vợ, do đó là đầu mối của bị kịch bài hát dân gian vùng Quản Bạ còn lưu dấu điều đó:
“Thân em như thân trâu
Bị vướng phải bắt dâu.
Nếu được anh chồng trẻ, như đám cỏ non, trâu ăn trâu béo.
Nếu được anh chồng già, như đám cỏ dại, trau ăn không nổi
Khổ thân trâu.”

Nhưng ở đây cần lưu ý, bắt vợ ở người H’mông là khá hiếm hoi, cụ Ma Khái Sò 84 tuổi (thời điểm năm 2013), từng tham gia vào bộ máy hành chính nhiều năm, là người đi lại quen biết rộng mà trong đời ông chỉ chứng kiến có hai vụ bắt vợ ở vùng cao nguyên đá. Vì thế, bị kịch lớn do bắt dâu gây ra, luôn tồn tại, nhưng là không phổ biến trong xã hội Mông. Bắt vợ tựa như hành động cướp người trắng trợn, “hôn nhân bắt cóc” luôn kéo theo nhiều bị kich.

Hà Giang Trẻ sẽ kể tiếp những câu chuyện về Kéo Vợ, cướp vợ … trong những bài viết sau. rất mong đón nhận được thật nhiều sự ủng hộ của du khách gần xa.
(Những đỉnh núi du ca)

Ảnh: Tran Minh Thái

Viết bình luận

0908485058